Loại tour:
Thời gian: 7 ngày 6 đêm
Giá: 29,900,000 VNĐ/khách – Giá KM*: 29,900,000 VNĐ/khách
Phương tiện: Máy bay + ô tô
Khởi hành: Theo yêu cầu
Du Lịch hành Hương Ấn Dộ – Nepal 6 Ngày 5 đêm
Lịch trình: TP. HỒ CHÍ MINH – VARANASI – SRAVASTI -VAISHALI – RAJGIR -BODHGAYA – TP HCM
Ấn Độ là một quốc gia có sự giao thoa của nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau và những di sản văn hóa cổ đại, chính vì vậy nơi đây đã thu hút được hàng triệu khách du lịch đam mê khám phá vùng đất huyền diệu, bí ẩn này. Khi du lịch Ấn Độ, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc vĩ đại và kỳ quan nổi tiếng thế giới cũng như được đặt chân đến vùng đất thiêng liêng của Đức Phật.
Trong tour du lịch hành Hương Ấn Độ – Nepal 7 Ngày 6 đêm bạn sẽ được tham quan những địa điểm nổi tiếng như Delhi, Lăng mộ Taj Mahal (một trong bảy kỳ quan thế giới), Pháo đài Agra, Lumbini – Nepal (nơi Đức Phật ra đời), Bodhgaya (Nơi Đức Phật thành đạo), Sarnath (nơi Đức Phật giảng đạo lần đầu tiên), Kushinagar (nơi Đức Phật nhập niết bàn)….
Ngày 1: TP. HỒ CHÍ MINH – VARANASI
Trưởng đoàn đón đoàn tại ga đi quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục đáp chuyến bay của hàng hàng không Indigo Airlines đi Kolkata.
Sáng: Đoàn tới sân bay Kolkata, làm thủ tục nhập cảnh Ấn Độ.
Đoàn ăn sáng và làm thủ tục đáp chuyến bay 6E822 đến Varanasi.
Xe và Hướng dẫn viên địa phương đón đoàn, đưa đoàn tới dùng bữa trưa tại khách sạn, sau đó đi tham quan
Vườn Lộc Uyển (Sarnath) – là nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên sau khi Ngài Thành Đạo, bài “TỨ DIỆU ĐẾ” cho 05 anh em nhà Kiều Trần Như. Đây là nơi rao giảng đầu tiên sau khi Đức phật Thích Ca Mâu Ni giác ngộ. Vườn Lộc Uyển có Bảo tàng Khảo cổ học, bảo tháp Dhamekh, chùa Trung Quốc, đền Miến Điện, đền Tây Tạng… Là nơi người từ khắp nơi trên thế giới đến để thờ phượng quanh năm.
Tham quan Bảo tàng Sarnath, chiêm ngưỡng bảo vật và tìm hiểu về lịch sử của Ấn Độ và Phật Giáo.
Tối: Quý đoàn dùng cơm tối tại nhà hàng địa phương.
Nghỉ đêm tại Varanasi.
Ngày 2: VARANASI – SRAVASTI
Sáng: Quý đoàn làm thủ tục trả phòng khách sạn sớm và di chuyển lên tàu ngắm bình minh trên sông Hằng – chỉ một khoảnh khắc trên sông thôi, chúng ta cũng sẽ được chứng kiến Khổ đế – Sanh, Lão, Bệnh, Tử…
Đoàn dùng bữa sáng và làm thủ tục trả phòng khách sạn. Sau đó khởi hành đi city tour Varanashi bao gồm
Monkey temple: Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm.
Durga Mata temple và Bharat Mata temple: 2 trong số 20 ngôi đền Hindu giáo đẹp nhất Ấn Độ nên ghé thăm tại thành phổ cổ Varanashi
Trưa: Quý đoàn dùng bữa trưa trên đường về Sravasti, sau đó tham quan
Thăm phế tháp Sudatta là ngôi phế tháp cổ nhất tại Shravasti, Ấn Độ. Tháp này được xây bởi cư sĩ Tu Đạt (Sudatta) một thương gia triệu phú giàu có và thường hay giúp đỡ cho những kẻ cô đơn nghèo khổ nên dân chúng địa phương tặng cho ông ta cái tên đặc biệt “Anathapindika” có nghĩa là “Cấp Cô Độc”.
Phế tháp Angulimala (ngài Vô Não), nơi Angulimala được hỏa táng.
Tối: Đến Sravasti đoàn ăn tối, Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi. Nghỉ đêm tại Sravasti.
Ngày 3: VARANASI – SRAVASTI
Sáng: Sau bữa sáng Quý đoàn làm thủ tục trả phòng và khởi hành đi chiêm bái:
Rừng Thệ Đà hay Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavana Vihara): nơi Đức Phật đã thuyết pháp tại đây cho tăng đoàn trong 24 mùa an cư kiết hạ.
Cây Bồ Đề Ananda: được trồng làm biểu tượng hiện thân của Đức Phật cho những Phật tử, cư sĩ đến đảnh lễ trong thời gian Đức Phật vắng mặt hay giảng pháp ở những nơi khác.
Trưa: Sau bữa trưa Quý đoàn khởi hành đi Lâm Tỳ Ni (Lumbini)
Tối: Đến Lâm Tì Ni, Quý đoàn dùng cơm tối , nhận phòng nghỉ ngơi.
Ngày 4: LUMBINI – KUSHINAGAR
Sáng: Sau bữa sáng, Quý khách trả phòng, chiêm bái và đảnh lễ tại:
Vườn Lâm Tì Ni – nơi Đức Phật đản sanh. Đoàn sẽ đảnh lễ tại 02 vị trí quan trọng nhất trong vườn là Nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta đản sanh và trụ đá Vua A Dục.
Đền thờ Hoàng hậu Maya – được xây dựng cách nay gần 2600 năm, cách Kathmandu thủ đô Nepal khoảng 240km – là cái nôi của Phật giáo mô tả cảnh hoàng hậu Maya sinh thái tử Tất-đạt-đa (Đức Phật).
Quý đoàn dùng cơm trưa và khởi hành về Câu Thi Na.
Tối: Đến Câu Thi Na (Kushinagar) Quý đoàn nhận phòng, ăn tối.
Nghỉ đêm tại Câu Thi Na.
Ngày 5: KUSHINAGAR – VAISHALI – RAJGIR
Sáng: Quý đoàn dậy sớm làm thủ tục trả phòng khách sạn và di chuyển chiêm bái và đảnh lễ:
Tháp Trà Tỳ – Nơi làm lễ Trà tỳ Kim Thân của Đức Phật và Xá Lợi được chia thành 08 phần bằng nhau cho 8 quốc gia mộ đạo.
Đền Đại Niết Bàn nơi cách đây hơn 2554 năm khi Đức Phật nhập diệt, được xây tại thánh tích Câu Thi Na để tôn thờ xá lợi của Đức Phật, đồng thời để kỉ niệm nơi Đức Phật đã xả bỏ báo thân sanh diệt, an trú vào niết bàn bất diệt.
Quý khách cùng làm lễ Đắp Y Phật tại đây
Trưa: Quý đoàn hành hương dùng bữa trưa xong tiếp tục chiêm bái:
Trụ đá vua A Dục Kolhua: là 1 khối đá sa thạch nguyên khối cao 6,7m với tượng Sư Tử trên đầu, quay mặt về hướng bắc, đánh dấu nơi Đức Phật giảng bài pháp cuối cùng, hàm chứa các nội dung nói đến chuyến đi vào cõi Niết Bàn của Người.
Quý đoàn tiếp tục đến thành phố Rajgir (Vương Xá thành), kinh đô đầu tiên của vương quốc cổ Magadha (Ma Kiệt Đà), nơi Đức Phật thường đi khất thực và là trung tâm nghiên cứu Phật Giáo qua nhiều thế kỷ.
Tối: Qúy đoàn về đến Rajgir, dùng bữa tối, nhận phòng nghỉ ngơi.
Ngày 6: RAJGIR – NALANDA – BODHGAYA
Sáng: Sau khi ăn sáng, Quý đoàn rời Rajgir, khởi hành đi tham quan:
Viện Đại học Nalanda: trường đại học Phật giáo đầu tiên và lớn nhất trên thế giới với diện tích 49 km2, được thành lập 400 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Đây là quê hương của ngài Xá Lợi Phất và cũng là nơi ngài nhập diệt trước Đức Phật.
Đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakuta): một ngọn núi nhỏ như hình con kền kền tọa lạc ở phía Nam thành Vương Xá. Đây là nơi Đức Phật từng thuyết giảng Bát Nhã Tâm Kinh, Diệu Pháp Liên Hoa và cũng là nơi Đức Phật rất thích ngồi thiền mỗi ngày. Và đây là nơi đã từng diễn ra Linh Sơn hội chư thượng Phật.
Trưa: Quý đoàn Phật tử cúng thọ trai sau đó viếng thăm:
Làng Sujata: cách Bồ Đề Đạo Tràng 2km, đảnh lễ đền thờ Sujata để tỏ lòng tri ân đối với người đã cúng dường bát cháo sữa cho Thái Tử Tất Đạt Đa khi ngài bị kiệt sức bên dòng sông Ni Liên Thiền.
Sông Ni Liên Thiền: nơi Thái Tử thả bình bát và phát nguyện thành đạo.
Sau đó, Quý đoàn di chuyển về Bodhgaya. Quý Phật tử dùng bữa tối và đảnh lễ Tháp Đại Giác chiêm ngưỡng tháp Đại Giác Ngộ và Cội Bồ Đề về đêm với ánh đèn lung linh, Quý đoàn có thể ngồi thiền và đọc kinh tại đây. Nghỉ ngơi tại Bodhgaya.
Ngày 7: BODHGAYA – TPHCM
Sáng: Quý đoàn hành hương dùng điểm tâm. Quý Phật tử sắp xếp vào đảnh lễ Tháp Đại Giác và cội Bồ Đề trước khi rời đất Phật.
Tháp Đại Giác: Là một trong Tứ Thánh Tích của Phật Giáo. Là nơi đánh dấu sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca.
Cội Bồ Đề: Nơi Thái tử Tất Đạt Đa đã ngồi thiền 49 ngày để đạt được đại giác ngộ. Trải qua hơn 2600 năm, cây Bồ Đề từng bị đốn hạ, rồi trồng lại nhiều lần, ngày nay hậu duệ của Cội Bồ Đề vẫn phát triển mạnh mẽ và vẫn không thay đổi so với vị trí ban đầu.
Quý đoàn tự do mua sắm các mặt hàng lưu niệm.
Trưa: Quý đoàn dùm cơm tại nhà hàng, làm thủ tục trả phòng rồi ra sân bay quốc tế Gaya để bay về Việt Nam với chuyến bay dự kiến của hãng hàng không Indigo Airlines đi Hồ Chí Minh (quá cảnh tại Kolkata).
02:35 Về đến sân bay Tân Sơn Nhất, Quý đoàn hành hương làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam. Trưởng Đoàn chia tay Quý Phật tử và hẹn gặp lại. Kết thúc chương trình “Tứ động tâm”.
- Vé máy bay hàng không VietJet Air khứ hồi theo đoàn (HAN – DEL – HAN). 20kg hành lý ký gửi + 7kg hành lý xách tay.
- Thuế phi trường hai nước, phí An ninh, phí xăng dầu.
- Xe đón tiễn trung tâm TP. Hà Nội - sân bay Nội Bài.
- Ăn nghỉ tham quan, xe đưa đón theo chương trình tham quan.
- Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao tại Ấn Độ.
- Hướng dẫn viên suốt tuyến.
- Tặng gối hơi, tag hành lý.
- Phí bảo hiểm tai nạn du lịch nước ngoài (mức bồi thường cao nhất về người là 30.000 USD/khách)
- Vé thăm quan 1 lượt tại: Agra Fort & Taj Mahal tại Agra, Amer Fort, The City Palace and The
- Observatory tại Jaipur, Đền Bahai tại Delhi
- Trải nghiệm xe Jeep từ chỗ gửi xe tới Amer Fort ( 2 chiều)
- Ăn nhẹ ngày 1: Bánh mì + sữa + khăn lạnh.
- Hộ chiếu phải còn hạn trên 06 tháng (phải còn nguyên vẹn, không chỉnh sửa).
- Phí đổi tên.
- Hành lý quá cước qui định (theo quy định là 20kg (gửi) + 7kg (xách tay) / khách).
- Các chi phí cá nhân.
- Tiền TIPS hướng dẫn viên và tài xế địa phương: 42$ (7$/ngày/khách).
- Phí làm thủ tục về lại Việt Nam (đối với Việt Kiều và người Nước ngoài): 920.000 VNĐ/khách (~ 40 USD/ khách).
- Phòng đơn phụ thu: 5.500.000 VNĐ/khách (~ 235 USD/ khách).
- Chi phí phát sinh nếu chuyến bay bị huỷ trong trường hợp bất khả kháng: thiên tai, thời tiết, đình công…
- Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Hủy tour ngay sau khi đăng ký, khách chịu phí phạt 50% giá tour.
- Huỷ tour trước 20 ngày khởi hành, khách chịu phí phạt 60% giá tour.
- Huỷ tour trước 15 ngày khởi hành, khách chịu phí phạt 80% giá tour.
- Huỷ tour trước 10 ngày khởi hành, khách chịu phí phạt 100% giá tour.
- Không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
- Có thể nói, Ấn Độ là một đất nước vô cùng tuyệt vời và đầy mới mẻ với sự kết hợp giữa văn hóa độc đáo, nền kiến trúc tuyệt vời và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây thực sự là một lựa chọn hàng đầu cho những ai thích xê dịch và đam mê khám phá thế giới.
- Tuy nhiên trước khi đặt chân đến thăm Ấn Độ, bạn hãy cùng PYS Travel bỏ túi cho mình những “bí kíp” hữu ích để có thể tự tin tận hưởng và khám phá đất nước đặc biệt này nhé!
- Thời tiết ở Ấn Độ có sự đa dạng do đất nước này kéo dài từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới. Chính vì đặc điểm địa lý rộng lớn như vậy mà khí hậu Ấn Độ cũng có sự khác biệt và thay đổi đáng kể từ vùng này sang vùng khác. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để du lịch tới Ấn Độ phụ thuộc vào địa điểm bạn muốn khám phá và hoạt động bạn muốn tham gia.
- Vùng “Tam giác vàng” bao gồm Delhi, Agra và Jaipur đều thuộc miền Bắc với đặc điểm thời tiết mang khí hậu ẩm cận nhiệt đới. Trong khi mùa hè có thể nóng như thiêu đốt thì mùa đông có nhiệt độ thấp đến 0°C, có tuyết rơi.
- Mùa hè ở đây sẽ bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6, với mức nhiệt cao nhất sẽ rơi vào thời điểm tháng 5, tháng 6 khi nhiệt độ có thể vào khoảng 40-45°C. Mùa mưa sẽ kéo dài từ tháng 7 đến hết tháng 9, các cơn mưa thường xảy ra mạnh, gây ra lũ lụt và gây khó khăn cho giao thông. Mùa đông tại vùng miền Bắc Ấn Độ (từ tháng 12 đến tháng 2) có thời tiết lạnh nhưng không quá khắc nghiệt, nhiệt độ sẽ vào khoảng từ 0°C đến 10°C với cảnh sương mù đầy lãng mạn.
- Ấn Độ là một quốc gia Hồi giáo nên việc ăn mặc tại đây khá được chú trọng và vùng “Tam giác vàng” Delhi - Agra - Jaipur cũng không phải là ngoại lệ, chính vì vậy khi đến du lịch tại đây bạn nên chú ý một số điều sau để vừa thoải mái vừa không gặp phải những rắc rối đáng tiếc.
- Tránh trang phục quá hở hang
- Ấn Độ là một quốc gia khá bảo thủ, vì vậy bạn nên tôn trọng văn hóa và con người của họ, thể hiện qua cách ăn mặc. Ngay cả khi trời nắng nóng, hãy cố gắng che chắn cơ thể, mặc quần áo lịch sự, thoải mái. Trừ khi bạn muốn tất cả hướng mắt nhìn như người nổi tiếng.
- Trong các địa điểm tôn giáo và di tích văn hóa, như đền đài, ngôi đền Hindu, nhà thờ, bạn nên mặc quần dài và tránh quần shorts ngắn hay váy ngắn. Hãy mặc áo dài sẽ góp phần vào việc tôn trọng con người và văn hóa địa phương.
- Nắng nóng
- Ấn Độ nhìn chung có khí hậu nóng ẩm, đặc biệt vào mùa hè. Nếu đến du lịch Delhi - Agra -Jaipur hãy mặc những trang phục rộng rãi, thoáng mát và lịch sự để đối phó với nhiệt độ cao. Một số lựa chọn phổ biến bao gồm áo sơ mi, váy xếp ly dài, quần dài bằng vải mát, và hạn chế sử dụng các vật liệu nhiệt giữ nhiệt như len, da, hay vải dày.
- Trang phục địa phương
- Mỗi khu vực trong Ấn Độ có phong cách thời trang riêng, vì vậy tùy thuộc vào nơi bạn đến. Nếu bạn muốn hòa mình vào văn hóa địa phương, hãy thử mặc trang phục truyền thống như Sari (dành cho phụ nữ), áo khoác Kurtas (dành cho nam giới) hay Quần harem theo kiểu Ấn Độ.
- Mang giày thoải mái
- Để tiện di chuyển và khám phá, hãy chọn giày thoải mái với đế bằng để dễ dàng khám phá các con phố nhỏ và thắng cảnh. Tránh mang giày cao gót hoặc mang những đôi giày mới khi đi dạo lớn làm đau chân hoặc chấn thương.
- Cảm quan: Đồ ăn Ấn Độ rất khác so với phương Tây và phương Đông nên thoạt nhìn qua trông có chút đáng sợ. Thế nhưng, bạn không nên quá lo lắng, phần lớn các món ăn là được làm từ thịt hoặc rau có nước sền sệt, sau đó họ sẽ ăn cùng với cơm hoặc bánh mì tùy theo sở thích.
- Thức ăn đường phố
- Một điều cần lưu ý nữa là khi ăn đồ ăn đường phố ở đây không phải lúc nào cũng sạch sẽ và đảm bảo, vậy nên tốt nhất bạn hãy chọn các quầy hàng sạch sẽ và có vệ sinh tốt. Nước uống nên dùng nước đóng chai đã mở hoặc nước đun sôi. Thực phẩm nấu ở nhiệt độ cao và thức ăn tươi luôn là một lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, đồ ăn ở đây cũng rất đặc trưng nếu có thể bạn nên thưởng thức các món ăn để cảm nhận văn hóa ẩm thực nơi đây.
- Chuẩn bị đồ ăn Việt Nam nếu sợ không hợp
- Ấn Độ bởi vậy đồ ăn sẽ chủ yếu là thịt gà, thịt dê và thịt cừu và kèm theo khá nhiều gia vị. Nếu không ăn được thịt cừu và không hợp khẩu vị với đồ Ấn thì bạn nên chuẩn bị sẵn mì tôm, ruốc heo, thịt bò khô,... ở nhà mang đi.
- Một số đồ dùng cần thiết nên mang theo
- 1.1 Các đồ dùng vệ sinh cá nhân
- Bạn nên mang theo các đồ dùng vệ sinh cá nhân của mình khi đi du lịch vì hầu hết các khách sạn bình dân (nhất là các nhà nghỉ) đều không cung cấp những thứ này.
- 1.2 Luôn luôn chuẩn bị tiền lẻ khi ở Ấn Độ
- Tại Ấn Độ không phổ biến việc chuyển khoản hay thẻ tín dụng nên tiền mặt là cần thiết khi du lịch Ấn Độ. Bạn nên chuẩn bị nhiều tờ tiền lẻ như 10 rupee, 20 rupee,... để tiện cho việc khám phá ẩm thực đường phố Ấn Độ hay đi lại trong thành phố.
- 1.3 Chuẩn bị đầy đủ kem chống nắng
- Cái nắng nóng của Ấn Độ sẽ khiến bạn bị cháy nắng ngay nếu mặc quần áo mỏng, không bôi kem chống nắng, che chắn cẩn thận. Nếu không muốn làn da trắng biến mất sau chuyến đi du lịch Ấn Độ, bạn nên nhớ bôi kem chống nắng nhé.
- Nên mặc cả khi mua sắm
- Nếu muốn mua đồ ở đây, bạn nên mặc cả trước khi quyết định mua bởi người bán sẽ đòi giá cao gấp rất nhiều lần giá gốc. Nếu biết cách bạn sẽ có cơ hội mua hàng với giá chỉ khoảng 60 - 80% mức giá ban đầu, mặc dù không gây ra lỗi gì, nhưng bạn vẫn nên là người trả giá nhé.
- Ghi nhớ những địa điểm cấm chụp ảnh
- Các địa điểm tham quan luôn mở cửa chào đón khách du lịch nhưng có một số khu vực như: bên trong các lăng mộ, đền hoa sen,... nhất định nghiêm cấm việc chụp ảnh, điều này thể hiện phần nào sự tôn trọng của người dân Ấn Độ với người mà họ tôn sùng, thờ cúng.
- Không nên mang đồ cá nhân vào Taj Mahal
- Khi vào Taj Mahal, bạn không nên mang theo túi xách vì phải qua máy quét và đồ trong túi mình sẽ bị đổ ra để kiểm tra, dễ rơi rớt đồ và tốn mất thời gian. Các vật dụng cá nhân hay dụng cụ như cây hỗ trợ cho máy quay, chụp ảnh cũng không được phép mang vào.
- Luôn luôn chuẩn bị tiền lẻ khi ở Ấn Độ
- Tại Ấn Độ không phổ biến việc chuyển khoản hay thẻ tín dụng nên tiền mặt là cần thiết khi du lịch Ấn Độ. Bạn nên chuẩn bị nhiều tờ tiền lẻ như 10 rupee, 20 rupee,... để tiện cho việc khám phá ẩm thực đường phố Ấn Độ hay đi lại trong thành phố.
- Văn hóa tiền tips
- Điều này có thể khiến bạn bất ngờ và tin rằng ở Ấn Độ có cả một nền "văn hoá" đưa tiền tip. Tuy nhiên, trước đây người Ấn Độ không có thói quen này, cho đến khi những du khách nước ngoài đặt chân đến. Điều này thể hiện sự hài lòng của bạn đối với dịch vụ tại đây ví dụ như phục vụ bàn, vận chuyển hành lý.
- Không nên cho tiền trẻ em trên đường phố
- Nếu bắt gặp những đứa trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố, đừng cho chúng tiền bởi ngay sau đấy thôi sẽ có hàng chục đứa trẻ kéo đến xin bạn tiền và bạn sẽ mắc kẹt đến khi cháy túi. Thay vào đó bạn có thể chuẩn bị một chút bánh kẹo để cho các bạn nhỏ.
- Không thể hiện tình cảm thân mật nơi công cộng
- Việc thể hiện tình cảm nơi công cộng không được người dân đồng tình, vì coi đó là điều riêng tư tại Ấn Độ. Hãy cố gắng tránh việc nắm tay, sử dụng những cử chỉ âu yếm thái quá nơi công cộng.
- Giao tiếp tại Ấn Độ
- Hầu hết người dân trong các thành phố lớn ở Ấn Độ đều có thể nói tiếng Anh nên bạn cứ yên tâm về vấn đề giao tiếp khi du lịch đến đây. Đặc biệt, khi du lịch theo tour thì vấn đề này lại hoàn toàn không đáng ngại vì sẽ luôn có người hướng dẫn và thông dịch cho bạn mọi lúc mọi nơi.
- Đến với Ấn Độ có phải ăn bốc không?
- Trong văn hóa Ấn Độ, người dân thường cầm đĩa bằng tay trái và bốc ăn bằng tay phải. Tuy nhiên trong những nhà hàng phục vụ khách du lịch vẫn sẽ có các dụng cụ ăn uống dành cho bạn.
- Nếu bạn muốn trải nghiệm thử cách ăn đặc biệt này có thể tìm đến những quán ăn nhỏ phục vụ người dân địa phương.
- Người lớn tuổi có đi tour Ấn Độ được không?
- Phương tiện chủ yếu di chuyển giữa các địa điểm tham quan là ô tô 45 chỗ ngồi và rất êm ái nên nếu các bác cao tuổi vẫn hoàn toàn có thể tham gia.
- Khoảng cách giữ các điểm tham quan cũng không quá xa.
- Phụ nữ đi Ấn Độ có tiện không, có an toàn không?
- Do đi tour cùng đoàn đông nên chị em phụ nữ hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn khi tham gia tour.
- Qua chia sẻ của những khách hàng nữ đã từng đến với miền đất tâm linh này thì Ấn Độ không nguy hiểm như mọi người vẫn nghĩ. Để có một trải nghiệm an toàn, vui vẻ chị em cần tìm hiểu trước những thông tin như:
- + Ăn mặc kín đáo nơi công cộng.
- + Tránh nhìn vào mắt người khác và cười xã giao, nhất là với đàn ông. Thay vào đó, hãy trò chuyện với phụ nữ nhiều hơn.
- + Không nên thể hiện tình cảm nơi công cộng. Nếu đi với bạn trai, nắm tay nhau thì có thể chấp nhận. Tuy nhiên, những hành động thân mật hơn, bạn cần phải tránh.
- + Hạn chế đi ra ngoài một mình vào buổi tối.
- Con người Ấn Độ có phải luôn rất kì lạ?
- Bạn có thể từng nghe nói rằng tại Ấn Độ có thể sẽ gặp phải một vài người nhìn mình chằm chằm hoặc bám theo ngay sau lưng mà không với bất kỳ mục đích xác định nào. Đừng lo nhé vì họ chỉ chỉ tò mò khi thấy một người không phải dân địa phương thôi và đó cũng chỉ là số ít những người trong xã hội. Tại đất nước xinh đẹp đó, có rất nhiều người hòa đồng, thân thiện và cũng rất lịch sự với du khách nước ngoài.
- Bạn hãy tôn trọng và thể hiện sự mới mẻ và đa dạng của nền văn hóa Ấn Độ. Khi du lịch hoặc tương tác với người dân Ấn Độ, cố gắng hiểu và tôn trọng quy tắc, truyền thống và phong tục địa phương. Điều này sẽ giúp bạn có một trải nghiệm tốt hơn và tạo sự tương tác tích cực và thoải mái với cộng đồng địa phương.